Giáo án Steam Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Làm nhà nổi trên mặt nước - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hà

doc 6 trang Giáo Dục STEAM 28/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Làm nhà nổi trên mặt nước - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_steam_mam_non_lop_mam_de_tai_lam_nha_noi_tren_mat_nu.doc

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Làm nhà nổi trên mặt nước - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hà

  1. UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON PHONG VÂN GIÁO ÁN BÀI HỌC 5E DỰ ÁN: NHÀ NỔI THIẾT KẾ KỸ THUẬT “LÀM NHÀ NỔI TRÊN MẶT NƯỚC” Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Giáo viên: Đào Thị Hà NĂM HỌC 2021-2022
  2. THIẾT KẾ KỸ THUẬT: LÀM NHÀ NỔI TRÊN MẶT NƯỚC 1. Các lĩnh vực hướng tới 1.1 (S) Khoa học: 1.2 (T) Công nghệ: 1.3 (E) Kỹ thuật: 1.4 (M) Toán học: 1.5 (A) Nghệ thuật: 1.6 Ngôn ngữ: 2. Các kỹ năng và nội dung chính 2.1 Các kỹ năng thế kỷ 21: sáng tạo, hợp tác nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện 2.2 Nội dung kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần biết và được mở rộng 2.1 (S) Khoa học: Nhẹ, không ngấm nước, nổi được trên mặt nước. 2.2 (T) Công nghệ: Sử dụng internet (voice google), kéo, băng dính 2 mặt, băng dính trắng, dây dù, keo sữa 2.3 (E) Kỹ thuật: Thiết kế làm nhà nổi trên mặt nước. 2.4 (M) Toán học: Hình dạng, kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của nhà. 2.5 (A) Nghệ thuật: Nhà đẹp có tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa. 3. Các nguyên vật liệu E1: Video về những ngôi nhà nổi trên mặt nước. E2, E3: Các nguyên vật liệu sử dụng khám phá - làm thử nghiệm (mỗi nhóm có 3, 4, 5 nguyên liệu có thể giống và khác nhau, cho trẻ thử nghiệm với từng nguyên liệu, khi bạn thử nghiệm, các bạn khác cùng quan sát, nhóm trưởng ghi kết quả bằng các ký hiệu) TT Vật liệu Số lượng 1 Giấy xốp 3 tờ 2 Que kem 20 que 3 ống hút to 30 ống 4 Bìa cứng 6 tờ 5 Chai nhựa 10 6 Vỏ sữa 15 7 Xốp 3 - 4 mảnh 8 Giấy xốp màu Các màu 9 Keo sữa 3 lọ 10 Dây dù 1 quận E4: Các nguyên vật liệu sử dụng để làm nhà nổi.
  3. TT Vật liệu Số lượng 1 Ống hút 10 2 Băng dính 2 mặt 1 quận 3 Keo sữa 1 lọ 4 dây dù 1 quận 5 Giấy xốp 1 tờ 6 Kéo 1 7 Thước đo 1 8 Chai nhựa 5 9 Que kem 20 4. Các câu hỏi quan trọng - Làm nhà nổi để làm gì? - Cần những nguyên vật liệu gì để làm nhà nổi được trên mặt nước? - Ngôi nhà có dạng hình gì? Tường nhà làm bằng gì? - Ngôi nhà có những phần nào? - Tường nhà có những gì? - Mái nhà có dạng hình gì? Màu gì? - Làm xong ngôi nhà con có định trang trí gì cho nhà của mình thêm đẹp không? 5. Bài học 5E Hoạt động Mô tả Hoạt động tương ứng Tạo vấn đề: Trẻ đưa ra những phương 1. Engage - Cô đưa ra một Video về tác hại mùa mưa bão án giải quyết của mình. Thu hút cho trẻ xem? Khơi gợi sự tò mò của trẻ để góp phần chung tay phòng chống bão lũ. GV cùng trẻ khám phá về các nguyên vật liệu nhẹ, không thấm nước, nổi được trên mặt nước. - Đặt câu hỏi: + Những nguyên vật liệu nào nhẹ, nổi trên mặt Trẻ đặt câu hỏi. nước? 2. Explore + Những nguyên vật liệu nào không thấm nước? Khám phá - Thử nghiệm: Những nguyên vật liệu nào nhẹ, nổi trên mặt nước, những nguyên vật liệu nào Trẻ làm thử nghiệm. không thấm nước? * Trẻ dự đoán những nguyên liệu nhẹ, nổi trên mặt nước, không thấm nước.
  4. * Cho trẻ thử nghiệm: Cho trẻ sờ, nắm, (thử độ mềm, nhẹ) đưa lên tay cầm xem nhẹ hay nặng. Đặt đồ dùng đó vào chậu nước xem có thấm nước hay không thấm nước. - Lựa chọn vật liệu phù hợp nhất để sử dụng. * Tổng kết lấy mẫu nguyên liệu dán vào bảng phân loại. (vẽ hình ảnh minh họa cho các tiêu chí và chất liệu ) TT Tên Nhẹ Nổi Chống Chịu Không NVL trên thấm được chìm mặt nước sức nước gió Ống 1 x x x x x hút Chai 2 x x x x nhựa Que 3 x x x x x kem Xốp 4 x x x x x màu *Trẻ giải thích - trình bày cách làm của nhóm Trẻ giải thích mình. Trả lời: các câu hỏi Nhóm của con đã làm như thế nào? 3. Explain Những nguyên liệu nào nhẹ, mổi được trên mặt Giải thích nước, không thấm nước . Qua việc thử nghiệm này con rút ra kết luận là gì? Cô và trẻ thảo luận về các nguyên vật liệu để tạo ra nhà nổi. 1. Nêu ý tưởng - Lựa chọn nguyên liệu: “Do mùa mưa bão,lũ lụt đang kéo dài ảnh hưởng Trẻ chế tạo nhà nổi trên rất lớn đến cuộc sống của tất cả mọi người, có mặt nước 4. Entend rất nhiều các bạn nhỏ như chúng mình đã không Mở rộng may bị lũ cuốn trôi.Các con hãy làm những ngôi nhà nổi để tặng cho những người dân và các bạn nhỏ đang ở vùng mưa bão, lũ lụt nhé” - Trẻ thảo luận và chia thành 3 nhóm
  5. - Giao nhiệm vụ mỗi nhóm sẽ lựa chọn nguyên vật liệu, lên ý tưởng và vẽ thiết kế nhà nổi. - Trẻ thảo luận và cùng nhau lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo các tiêu chí sau: + Nhẹ, nổi trên mặt nước, không thấm nước có tính thẩm mỹ. 2. Tưởng tượng (Thảo luận -> Rút ra ý tưởng chung -> Phác thảo bản vẽ ) - Từ những nguyên vật liệu đã lựa chọn, trẻ về ngồi theo nhóm để thảo luận, vẽ lại ý tưởng ngôi nhà của nhóm mình. 3. Trẻ thực hiện - Trẻ trong nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm. - Giáo viên quan sát, hướng dẫn và khơi gợi sự suy nghĩ , sáng tạo của trẻ trong quá trình trẻ thực hiện. - Cho trẻ trải nghiệm đặt ngôi nhà vào chậu nước - Nếu nhà không đảm bảo được 1 trong các tiêu chí, trẻ có thể cải tiến lại sản phẩm của mình tại nhóm. + Quan sát trẻ trong quá trình làm Đại diện của nhóm lên + Đánh giá sản phẩm của các nhóm mang nhà nổi lên thả vào + Kỹ năng ghi chép bằng hình vẽ của trẻ các chậu nước xem nhà có thông số kỹ thuật. nổi trên mặt nước không, + Đánh giá sự thành công thông qua việc thử thử và nói cảm nhận của nghiệm trực tiếp sản phẩm: Giáo viên cho lần mình lượt từng nhóm trẻ mang nhà lên thả vào chậu 5. nước xem nhà có nổi trên mặt nước không. Evaluation (giáo viên chụp ảnh tại góc và ghi lại kết quả) Đánh giá + Lần lượt từng nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của mình. *Câu hỏi: - Nhóm con làm nhà nổi bằng nguyên vật liệu gì? - Làm nhà nổi như thế nào? - Nhà nổi có dạng hình gì? Gồm những phần
  6. nào? - Nhóm con đã làm nhà nổi có giống bản thiết kế ban đầu không? - Con đã thay đổi những gì so với thiết kế ban đầu? - Nếu được cải tiến con sẽ làm gì? - Thông điệp của nhóm con khi mang tặng nhà nổi cho người dân các bạn nhỏ như thế nào? => Khen ngợi và công nhận tất cả những sản phẩm và phát hiện của trẻ. 6. Kiến thức giáo viên cần biết - Tính chất của các vật liệu nổi được trên nước, chai nhựa, ống hút 7. Các tài liệu liên quan - Chương trình đào tạo STEAM tạo bởi Diana Wehrell – Grabowski. - Tài liệu lớp tập huấn STEM (Trường CĐSPTƯ – Khoa GDMN)