Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Thí nghiệm Cầu vồng trong cốc
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Thí nghiệm Cầu vồng trong cốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_thi_nghiem_cau_vong_tron.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Thí nghiệm Cầu vồng trong cốc
- GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: THÍ NGHIỆM: CẦU VỒNG TRONG CỐC (STEAM - Quy trình 5E) Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi Người dạy: I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ phát biểu được tính chất, công dụng của đường - S (khoa học): Trẻ biết nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, đường tan trong nước. Trẻ biết khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên. - T (Công nghệ): + Vật liệu: Đường, màu nước, nước + Dụng cụ: Cốc , ca đựng nước, thìa, ống kim tiêm - E (Kỹ thuật): Quy trình làm thí nghiệm, kĩ thuật cầm thìa, cốc, rót nước. - A (Nghệ thuật): Dự đoán kết quả và tưởng tượng xem khi đổ các màu đã pha với nước và đường vào trong cốc thì sẽ như thế nào? - M (Toán): Đếm, đong 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng tư duy, suy luận, nhanh nhẹn, khéo léo. Trẻ có kỹ năng làm thí nghiệm và sử dụng đồ dùng đơn giản để tạo ra cốc nước có nhiều màu sắc. - Vận động thô: Bưng bê - Vận động tinh: Cầm thìa, rót nước, múc đường, khuấy, đóng mở nắp . - Trẻ biết cho lần lượt hỗn hợp nước từ các cốc 5, 4, 3, 2, 1 để tạo thành các lớp màu đẹp. - Kĩ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng làm việc nhóm 3. Thái độ: - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. - Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. - Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Vui vẻ tham gia tiết học. - Có ý thức trong việc giữ gìn môi trường sạch sẽ. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - 5 cốc nhựa trong suốt thấp, miệng rộng được dán số thứ tự từ 1 – 5, 1 cốc thủy tinh cao hơn đựng nước làm cầu vồng. - 2 ca nước sạch - 1 lọ đường cát trắng, 1 thìa cán dài, 5 thìa nhỏ
- - 1 bộ màu gồm: Màu đỏ, màu xanh lam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu tím. - 1 xi lanh to bằng nhựa. - Khăn khô thấm nước. - Nhạc 2. Đồ dùng của trẻ: - 2 trẻ cùng làm chung 1 bộ đồ dùng giống của cô + Khăn lau tay: Mỗi nhóm 1 cái dùng chung cả nhóm + Thùng rác: một cái dùng chung cả lớp III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I. Ổn định tổ chức. - Cô giới thiệu tiết học: * Gắn kết: 1. Tình huống - Trẻ lắng nghe. - Xin chào các bạn nhỏ, chúng tôi là những đám mây, chúng tôi đang đùa vui với nhau trên bầu trời rộng lớn và bỗng nhiên có một cơn gió kéo đến gió thổi chúng tôi đi xa thật xa, không còn cách nào khác, chúng tôi phải nắm tay nhau nép vào nhau để không bị gió cuốn đi và sức mạnh của sự đoàn kết đã khiến chúng tôi trở thành một đám mây khổng lồ, vì đám mây khổng lồ quá to và nặng đã che mất ánh sáng của bầu trời và không thể bay cao. Chúng tôi đã biến thành những hạt mưa rơi xuống đất, bầu trời trở nên sáng hơn những đám mây nhỏ lại có thể bay cao và xa hơn, khi chỉ còn lại lác đác vài hạt mưa trong không gian, ông mặt trời cũng vén mây nhìn xuống mặt đất, ánh mắt xuyên qua những hạt mưa tạo nên những vệt sáng kỳ diệu và những vệt sáng ấy thì người ta gọi là cầu vồng đấy! và hôm nay chúng tôi mang đường và màu đến, muốn nhờ các bạn xem có cách gì để tạo ra được bảy sắc cầu vồng không? các bạn nghĩ cách giúp chúng tôi nhé? 2. Trò chuyện - Trẻ thảo luận và trả lời - Các bạn mây đã kể với chúng mình điều gì? câu hỏi. - Bạn mây muốn thực hiện điều gì? - Trẻ trả lời - Các con cùng đưa ra ý kiến nào? - Trẻ lắng nghe - Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau làm thí nghiệm mang tên “ Cầu vồng trong cốc” để giúp bạn mây nhé!
- II. Phương pháp, hình thức tổ chức. * Khám phá - Trẻ quan sát, lắng nghe 1. Giải thích - Trẻ trả lời - Đường là gì? - Trẻ trả lời - Cô cho trẻ quan sát tìm hiểu về đường và hỏi trẻ: - Trẻ trả lời + Đố các con biết đây là gì? + Vì sao các con biết là đường? - Trẻ lắng nghe + Đường có vị gì? + Đường dùng để làm gì? => Cô giải thích cho trẻ về tính chất của đường: Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ cải đường, fructose lấy từ trái cây và mật ong và trong nhiều nguồn khác. Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị cho món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng miệng. - Trẻ quan sát khám phá 2. Thí nghiệm các bước thí nghiệm cùng a. Khám phá vật liệu dụng cụ cô. - Các con nhìn xem cô có những vật liệu, dụng cụ gì? - 5 cốc nhựa trong suốt, miệng rộng được dán số thứ tự từ 1 – 5, 1 cốc thủy tinh cao hơn đựng nước làm cầu vồng. - 1 lọ đường cát trắng, 1 thìa cán dài, 5 thìa nhỏ. - 1 bộ màu gồm: Màu đỏ, màu xanh lam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu tím. - 1 xi lanh to bằng nhựa. - 2 ca nước sạch - Khăn khô thấm nước. - Trẻ quan sát khám phá b. Khám phá các bước thí nghiệm cùng cô các bước thí nghiệm cùng + Bước 1: Cô đổ nước vào cốc số 1 tới vạch định mức trên cô. cốc. Cô đổ vào các cốc để cho số lượng nước ở các cốc bằng nhau. + Bước 2: Cô múc đường vào cốc. Lượng đường múc vào từng cốc khác nhau theo số lượng dán trên cốc. Cốc số 1 - 1 thìa đường Cốc số 2 - 2 thìa đường Cốc số 3 - 3 thìa đường Cốc số 4 - 4 thìa đường Cốc số 5 - 5 thìa đường
- - Các con chú ý lượng đường múc ở các thìa phải bằng nhau và phải đúng số lượng dán trên cốc thì thí nghiệm mới thành công nhé! - Không biết cho đường vào nước thì điều gì sẽ xảy ra? + Bước 3: Khuấy đều cho đường tan hết trong nước. Khi khuấy, các con khuấy nhẹ tay và theo 1 chiều đến khi không nhìn thấy hạt nhỏ trắng là đường tan hết nhé! => Nước có thể hòa tan đường. + Bước 4: Nhỏ màu vào trong cốc nước. Cốc số 1 – màu đỏ Cốc số 2 – màu xanh lam Cốc số 3 – màu vàng Cốc số 4 – màu xanh lá cây Cốc số 5 – màu tím + Bước 5: Khuấy đều cho màu hòa tan trong nước. => Nước có thể hòa tan đường và màu. + Bước 6: Cho nước đường có màu sắc khác nhau vào 1 cốc để tạo thành cầu vồng. Lần lượt từ cốc số 5 sau đó đến các cốc 4,3,2,1. Từ cốc số 4 thì phải dùng xi lanh để hút màu sau đó bơm từ từ sát vào thành cốc để màu chảy xuống nhẹ - Trẻ quan sát và dự đoán nhàng không bị lẫn màu. kết quả bước 6 c. Trẻ tự khám phá thí nghiệm - Cho trẻ lấy vật liệu, dụng cụ. - Cho trẻ nhắc lại các bước. - Trẻ thực hiện thí nghiệm: - Trẻ thực hiện. - Cho trẻ lấy đồ dùng về nhóm thực hành trải nghiệm. - Cô và trẻ nhắc lại các - Quan sát ghi nhận kết quả bước 6. bước thực hiện. - Cho trẻ giải thích ( Cô đến từng nhóm quan sát trẻ thực hiện và hỗ trợ trẻ nếu - Trẻ trả lời cần. Nhắc trẻ khi đã khuấy tan hết đường, hòa tan màu thì - Trẻ trả lời cốc số 5 sẽ cho vào đầu tiên rồi lần lượt đến cốc số 4, 3, 2, 1. Từ cốc số 4 sẽ phải hút bằng xi lanh và bơm nhẹ cho nước chảy sát thành cốc.) * Giải thích => Cùng một lượng nước bằng nhau. Khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên. Vì vậy, cô phải
- cho màu từ các cốc 5, 4, 3, 2,1 sẽ tạo thành những lớp màu - Trẻ lắng nghe rất đẹp đấy! * Áp dụng 1. Củng cố Vì Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ cải đường, fructose lấy từ trái cây và mật ong và trong nhiều nguồn khác. Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị cho món ăn, làm mứt, kẹo và - Trẻ lắng nghe các món tráng miệng. - Qua thí nghiệm cầu vồng trong cốc chúng ta thấy khi cho nhiều đường hơn thì nước sẽ nặng hơn và chìm xuống dưới. Khi cho ít đường hơn thì nước sẽ nhẹ hơn và nổi ở trên. Vì vậy, cô phải cho màu từ các cốc 5, 4, 3, 2,1 sẽ tạo thành những lớp màu rất đẹp đấy! 2. Mở rộng - Theo các con ngoài đường có thể tạo ra cầu vồng trong cốc Chúng ta thử áp dụng thí nghiệm đó để tìm thêm những chất có thể tạo nên cầu vồng trong cốc nhé: Các con có thể làm - Trẻ lắng nghe thí nghiệm với muối để xem muối có thể tạo ra cầu vồng trong cốc không nhé. - Lấy cốc, màu và làm thí nghiệm với muối. - Vật liệu dụng cụ cung cấp thêm để áp dụng: + Muối - Cho trẻ làm với muối. - Trẻ thực hiện * Đánh giá tiết học: - Hôm nay cô thấy lớp mình làm thí nghiệm rất giỏi, các con cùng hoàn thành thí nghiệm “ cầu vồng trong cốc” thật thú - Trẻ lắng nghe vị phải không nào?. III. Kết thúc Bây giờ các con cùng nhau thu dọn đồ dùng gọn gàng và lắng nghe giai điệu vui nhộn của bài hát “Bẩy sắc cầu - Trẻ cất dọn đồ dùng vồng”nhé.