Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm ống nhòm (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền

docx 4 trang Giáo Dục STEAM 11/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm ống nhòm (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_lam_ong_nhom_phan_2_nguy.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm ống nhòm (Phần 2) - Nguyễn Thị Huyền

  1. DỰ ÁN STEAM Đề tài: Làm ống nhòm (Phần 2 của dự án: Làm ống nhòm) Thời gian: 25 – 30 phút Đối tượng: Mẫu giáo lớn A1 Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - E: Chế tạo: Trẻ biết chế tạo ống nhòm theo bản thiết kế. - Củng cố hiểu biết của trẻ về chiếc ống nhòm: cấu tạo, chất liệu. - Hiểu ứng dụng của ống nhòm trong cuộc sống: giúp tập trung nhìn vào những sự vật cần quan sát 2. Kỹ năng: - A: Nghệ thuật: Trẻ dùng các nguyên vật liệu trang trí, sắp đặt các phần của ống nhòm bao gồm phần ống và phần dây đeo một cách hợp lý, cân đối - M: Toán: Trẻ có kỹ năng đếm số lượng thân của ống nhòm, ước lượng độ dài của dây đeo, kỹ năng đo lựa chọn 2 ống của ống nhòm dài bằng nhau - T: Công nghệ: Kỹ năng sử dụng kéo cắt băng dính, cắt dây, bóc, dán, gắn đính, bọc giấy, buộc dây. - Có kỹ năng làm việc nhóm: Thoả thuận, hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. - Phát triển cho trẻ kĩ năng quan sát, phán đoán, so sánh, nhận xét, đánh giá, thuyết trình 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Địa điểm: Lớp học - Máy tính; Nhạc vận động, nhạc không lời. - Đồ dùng góc lớp để trẻ quan sát - Giá để trẻ đặt ống nhòm sau khi hoàn thành bài học - Kính thiên văn (mô hình) 2. Đồ dùng của trẻ: - Các hộp đựng các loại nguyên vật liệu: lõi giấy vệ sinh, lõi suốt chỉ, cốc giấy, đồ trang trí gắn đính cuộn dây len các màu, dây đay, dây duy băng - Kéo, dập ghim, băng dính, keo sữa, bông tăm, một số đồ dùng để trang trí (kim sa, đồ gắn đính, sticker , )
  2. - 03 bàn để bản thiết kế ống nhòm III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Trẻ hát và vận động theo - Hát, vận động theo nhạc bài: HELLO SONG nhạc. - Cô cuộn 2 tay đưa lên mắt làm chiếc ống nhòm, cô hỏi trẻ: - Trẻ trả lời Cô đang làm gì đây? (Làm chiếc ống nhòm) - Cô hỏi cảm xúc của trẻ 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động 1: Thảo luận về bản thiết kế ống nhòm trẻ đã thực hiện trước đó - Trong buổi học trước các con đã nhất trí dự án làm chiếc ống nhòm. Các nhóm đã vẽ thiết kế và chia sẻ ý tưởng của nhóm mình. Và đây là những bản thiết kế ống nhòm rất độc đáo và sáng tạo mà các con đã vẽ trong buổi trước. (Cô đưa bản thiết kế cho từng nhóm trẻ) - Trẻ trả lời + Các con cùng xem lại bản vẽ thiết kế xem có muốn điều chỉnh bản thiết kế của nhóm mình không nào? (Con có - Trẻ trả lời muốn vẽ thêm chi tiết nào cho chiếc ống nhòm của mình hay con có muốn lựa chọn nguyên liệu khác để làm ống nhòm không?) Hoạt động 2: Nhắc lại với trẻ về quy trình làm ống - Trẻ nghe cô hướng dẫn nhòm và một số lưu ý Cô sử dụng slide hình ảnh các bước - Bước 1: Lựa chọn nguyên vật liệu (Có nhiều loại: Cốc giấy, Lõi giấy vệ sinh, suốt chỉ. Lưu ý lựa chọn 2 ống có kích thước bằng nhau) - Bước 2: Làm thân ống - Bước 3: Làm dây đeo: Có thể dùng dây duy băng, dây đay hoặc dây len, kim tuyến. Lưu ý dây đeo có độ dài phù hợp, khi đeo vào cổ sẽ dài đến ngang bụng các con để - Trẻ nghe cô hướng dẫn chúng mình có thể vừa tầm tay với cầm ống nhòm lên Hoạt động 3: Trẻ thực hiện E-Chế tạo: - Trẻ về nhóm thực hiện.
  3. - Cô giới thiệu vị trí làm của các nhóm, vị trí để đồ dùng. Nhắc nhở trẻ lấy bản thiết kế, cùng bàn bạc, phân công nhiệm vụ trong nhóm. - Trẻ trải nghiệm theo nhóm - Dựa theo bản thiết kế của nhóm, GV cho trẻ về nhóm và thuyết trình. chọn nguyên vật liệu, đồ dùng và thực hiện theo bản thiết kế. - Trẻ về nhóm làm ống nhòm: thực hiện theo các bước - Trẻ trả lời. hướng dẫn chế tạo ống nhòm ( 2 trẻ làm 1 cái ống nhòm) M – Toán: + Trẻ đếm ống, đo, ước lượng 2 ống bằng nhau ( 2 lõi - Trẻ trả lời. giấy, 2 suốt chỉ, 2 cốc giấy to và cao bằng nhau) ước lượng độ dài của dây đeo + Trong quá trình trẻ chế tạo, GV hỗ trợ để các nhóm lựa - Trẻ trả lời. chọn đúng, ước lượng được và làm được ống nhòm A- Nghệ thuật: Trang trí ống nhòm - Trẻ trả lời. Trẻ dùng các nguyên vật liệu trang trí gắn đính, dán trên thân của ống nhòm Hoạt động 4: Đánh giá - Trẻ trải nghiệm giữa các - Giáo viên cho trẻ trải nghiệm với ống nhòm trẻ vừa làm nhóm trong từng nhóm (Quan sát góc lớp) và thuyết trình về sản phẩm: + Ống nhòm của nhóm đúng với thiết kế? - Trẻ chia sẻ và thuyết trình về + Ống nhòm đưa lên mắt có nhìn được đồ vật cần quan sản phẩm của mình sát không? + Các con có cần điều chỉnh gì không? Tại sao? + Nếu được làm lại thì nhóm con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp các con sẽ làm gì? - Cô cho các nhóm trẻ tự thăm quan và trải nghiệm ống - Trẻ trải nghiệm nhòm của các nhóm khác. - Cô tập hợp cả lớp và cho đại diện nhóm chia sẻ về chiếc - Trẻ thu dọn đồ dùng rồi hát và ống nhòm của nhóm có gì đặc biệt: (cô tắt điện chiếu đèn vđ cho trẻ quan sát) + Team 1: Trẻ giới thiệu chiếc ống nhòm có gắn tia laser + Team 2: Trẻ giới thiệu chiếc ống nhòm để ngắm sao: Khi chiếu đèn vào có thể nhìn thấy những đốm sáng nhỏ như những chòm sao
  4. + Team 3: Trẻ giới thiệu chiếc ống nhòm lớn, chiếu đèn vào có thể nhìn thấy cầu vồng. - Giới thiệu trẻ có thể trải nghiệm kính thiên văn để nhìn xa hơn. 3. Kết thúc: - Cô khen động viên các nhóm, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng. (Vừa rồi các con đã thiết kế những chiếc ống nhòm, đây là những chiếc ống nhòm đơn giản để chúng mình có thể nhìn tập trung vào 1 vật khi quan sát. Dù các con còn nhỏ nhưng đã là những nhà sáng chế tí hon đấy, cô mong rằng sau này lớn lên các con sẽ sáng chế ra những chiếc ống nhòm có thể nhìn được xa hơn nhé) - Hát và vận động bài GOOD BYE