Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm đồ chơi với ứng dụng sức mạnh từ không khí - Nguyễn Thị Huyền
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm đồ chơi với ứng dụng sức mạnh từ không khí - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_lam_do_choi_voi_ung_dung.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm đồ chơi với ứng dụng sức mạnh từ không khí - Nguyễn Thị Huyền
- GIÁO ÁN STEAM Hoạt động: Làm đồ chơi với ứng dụng sức mạnh từ không khí Lứa tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 30-35 phút Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến Thức: - Trẻ biết được không khí có ở xung quanh ta, biết được lợi ích của không khí: cần cho sự sống của con người và các loài vật. - Trẻ học cách sử dụng không khí để khiến đồ vật chuyển động. 2. Kĩ năng: - Chú ý quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. - Bước đầu trẻ có kỹ năng tham gia hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động 4. Ứng dụng Steam: - Science ( Khoa học): + Không khí có ở xung quanh ta. + Lợi ích của không khí: cần cho sự sống của con người và các loài vật. + Cách sử dụng không khí để khiến đồ vật chuyển động. - Technology (Công nghệ): Video gợi ý về một số đồ chơi sử dụng sức mạnh từ không khí - Art (Nghệ thuật): Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đồ chơi II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Phần ổn định tổ chức: Nhạc bài hát về tốc độ của các PTGT, đồ chơi làm từ cốc giấy - Hoạt động 1: Lợi ích của không khí - Hoạt động 2: Sức mạnh của không khí (Học cách sử dụng không khí để khiến đồ vật di chuyển) + Trò chơi 1: Quả bóng tự bay Cô chuẩn bị những chiếc ống hút, một đầu cắt chiếc ống hút thành những đầu tua nhỏ, một quả bóng bay + Trò chơi 2: Những hạt xốp nhảy múa Chuẩn bị: túi zip, một chiếc ống hút, và những hạt xốp đựng trong túi zip. - Video gợi ý về một số đồ chơi sử dụng sức mạnh từ không khí - Làm đồ chơi gợi ý: Băng dính, ống hút loại to, loại nhỏ, hình tên lửa trẻ đã tô màu giúp cô 2. Đồ dùng của trẻ:
- - Giống đồ dùng của cô trong các hoạt động trải nghiệm III. TIẾN HÀNH Tên hoạt động Cách tiến hành Hoạt động của trẻ STEAM: 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Phần 1 của dự án - Để mở đầu một ngày mới tràn đầy vui - Trẻ hát và vận động hoạt động: “Làm tươi, mời các con cùng tham gia vận động đồ chơi với ứng cùng cô theo bài hát nhé. - Trẻ trả lời (xe bus và dụng sức mạnh từ - Các con vừa vận động theo những PTGT máy bay) không khí” nào? - Trẻ hít thở cùng cô - Hãy để tay lên ngực xem tim mình đập - Trẻ trả lời như thế nào? - Tim chúng mình đập có nhanh không? - Giờ hãy hít một hơi thật sâu giống cô nào. - Trẻ trả lời Hít vào, thở ra. Hít vào. Thở ra từ từ thôi. - Chúng mình đã thấy cơ thể khỏe mạnh hơn chưa? 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: STEAM: Phần 1 của dự án hoạt động: “Làm đồ chơi với ứng dụng sức mạnh từ không khí” - Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong Science quá trình hoạt động (Khoa học) Science: Khoa học Khám phá về * Hoạt động 1: Lợi ích của không khí không khí: - Vừa rồi chúng mình đã hít thở cái gì? + Không khí có ở (Không khí) xung quanh ta - Không khí có ở xung quanh ta. Trong lớp + Lợi ích của học của mình có rất là nhiều không khí đấy. không khí Không khí giúp cho chúng ta hít thở hàng ngày để duy trì sự sống. Các loài vật, cây cối cũng cần không khí để duy trì sự sống. - Trẻ trả lời - Các con ơi, cô Phương đâu nhỉ? Cô Phương đang làm gì vậy? - Cô Phương: Cô đây, các con nhìn cô làm gì nhé. - Các con có ngửi thấy mùi gì không?
- - Tại sao các con lại ngửi thấy mùi thơm của nước hoa? - Cô KL: Chúng ta có thể ngửi thấy mùi thơm của nước hoa là nhờ có sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động, làm khuếch tán mùi thơm của nước hoa. Vì thế, tuy chúng ta đứng ở xa cô Phương nhưng vẫn ngửi thấy được mùi thơm của nước hoa đấy. - Trẻ nhắm mắt - Cô còn có một điều bí mật muốn dành tặng cho chúng mình. Hãy nhắm mắt lại nào. - Trẻ trả lời - 123 Cô có gì đây? (Một đồ chơi làm từ cốc giấy, găng tay nilon và ống hút) - Trẻ cất tiếng gáy ò ó o - Nào chúng mình cùng làm bạn gà trống cất - Trẻ trả lời tiếng gáy gọi các bạn nào. - Vì sao mà chiếc găng tay này có thể phông lên được? - Nhờ có gì mà chiếc găng tay nilong có thể phồng lên được? - Một trẻ lên làm thử. *Kết luận: Nhờ có không khí. - Cô mời một bạn lên, dùng ống hút để thổi vào chiếc cốc này gọi các bạn dậy nhé. - Tại sao khi cô thổi một luồng không khí - Trẻ trả lời vào chiếc cốc, găng tại lại phồng to lên được? Còn bạn A thì lại không làm phồng to găng tay lên được như cô? - Cô KQ: vì khi cô thổi không khí qua ống hút vào bên trong chiếc cốc, cô thổi được hơi dài hơn, như vậy các bạn không khí vào bên trong chiếc cốc này nhiều hơn, làm cho găng tay căng phồng lên to hơn. Còn bạn A thì thổi hơi ngắn hơn, yếu hơn, vì thế mà các bạn không khí vào bên trong được ít hơn, nên chiếc găng tay phồng lên ít hơn. - Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn chúng mình học cách điều khiển hơi thở của mình để
- điều khiển không khí khiến cho đồ vật + Học cách sử chuyển động nhé. dụng không khí *Hoạt động 2: Sức mạnh của không khí để khiến đồ vật (Học cách sử dụng không khí để khiến đồ chuyển động vật chuyển động) Trò chơi 1: Quả bóng tự bay - Cô chuẩn bị những chiếc ống hút, một đầu - Trẻ trả lời có phần đỡ như một chiếc phễu nhỏ, một quả bóng bay hoặc quả tròn làm bằng xốp. - Cô có cái gì đây? - Làm thế nào để quả bóng có thể bay trên - Trẻ xem và trả lời câu cao? hỏi của cô - Cô làm thử cho trẻ xem + Cô thổi luồng không khí qua ống hút lần 1: thổi nhanh, hơi ngắn. + Tại sao quả bóng lại rơi? + Cô thổi luồng không khí qua ống hút lần 2: thổi giữ đều hơi + Tại sao quả bóng có thể bay lơ lửng lâu như vậy? - Kết luận: Khi thổi vào ống hút, luồng không khí chạy trong ống hút dưới quả bóng đẩy bóng nảy lên và lơ lửng. Khi chúng ta ngừng thổi không khí qua ống hút thì quả bóng sẽ rơi xuống. Nếu như chúng ta thổi được hơi càng đều hơi, càng lâu bao nhiêu - Trẻ làm trải nghiệm thì quả bóng sẽ bay lơ lửng trên không càng lâu bấy nhiêu. - Mời các con ra lấy đồ về và hãy trải nghiệm xem mình có thể làm quả bóng tự bay, xem bạn nào làm cho quả bóng bay lơ lửng lâu nhất nhé Trò chơi 2: Những hạt xốp nhảy múa - Trẻ trả lời - Chuẩn bị: túi zip, một chiếc ống hút, và những hạt xốp đựng trong túi zip. - Cô có một đồ chơi nữa dành tặng cho các con
- - Đây là cái gì? - Hãy quan sát xem chiếc túi zip này như thế nào? - Những hạt xốp đang đứng yên hay chuyển động? - Làm thế nào để những hạt xốp có thể chuyển động, tạo thành những hạt xốp nhảy múa? - Bây giờ cô sẽ làm thử xem có đúng như chúng mình nói không nhé. - Nếu như cô đặt ống hút sâu sát xuống đáy túi, khi thổi luồng không khí vào thì những hạt xốp sẽ chuyển động thế nào nhé? - Giờ cô sẽ kéo ống hút lên trên giữa , khi thổi luồng không khí vào, điều gì xảy ra với những hạt xốp nhé - Trẻ làm trải nghiệm - Kết luận: + Khi ta thổi không khí xuống dưới qua ống hút vào chiếc túi, nhờ có sức mạnh của không khí mà chiếc túi zip đã phồng lên, những hạt xốp đã chuyển động, tạo thành những hạt xốp nhảy múa và di chuyển bên trong túi zip. + Vị trí đặt ống hút cũng rất quan trọng để giúp cho hạt xốp chuyển động. Muốn hạt xốp chuyển động được dễ dàng thì chúng mình nên kéo ống hút lên phía trên một chút, không nên để sát xuống đáy túi zip. + Chúng mình lưu ý, khi cầm tay giữ ở miệng túi zíp. Các con hãy giữ chặt miệng túi, giữ sát vào gần ống hút để miệng túi zip được kín, không khí không thoát được ra bên ngoài. Như vậy chiếc túi sẽ phồng được to, tạo ra một lực mạnh làm cho những hạt xốp chuyển động được nhanh hơn. Nếu các con giữ miệng túi zip xa ống hút, khi thổi luồng khí vào bên trong ống hút, chiếc túi
- phồng lên, làm hở miệng túi, không khí sẽ bị thoát ra ngoài, làm cho lực thổi của chúng mình yếu đi khiến cho các hạt xốp chuyển động chậm hơn. - Bây giờ các con hãy lấy túi zip, hãy dùng hơi thở của mình để điều khiển không khí làm cho những hạt xốp chuyển động nhé. Technology: Technology: Công nghệ: Công nghệ - Như vậy là nếu như chúng ta biết cách Video gợi ý về điều chỉnh hơi thở của mình, chúng ta có thể một số đồ chơi sử điều khiển không khí để khiến các đồ vật có dụng sức mạnh từ thể chuyển động. không khí - Chúng mình có muốn tạo ra những đồ chơi để giúp các vật có thể chuyển động được nhờ sức mạnh của không khí không nào? - Các con hãy cùng hướng lên màn hình Art: xem có những gợi ý gì về các đồ chơi có thể Nghệ thuật sử dụng sức mạnh của không khí nhé. - Trẻ xem video cảm nhận được -> Giáo viên cho trẻ xem video về hình ảnh vẻ đẹp của đồ một số đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng sức chơi mạnh của không khí - Cô làm một đồ chơi gợi ý cho trẻ xem - Lưu ý với trẻ: Để làm được đồ chơi có thể chuyển động được từ sức mạnh của không khí, các con lưu ý đồ chơi đó phải có một đường dẫn để mình có thể thổi luồng không khí đó vào và có một đường ra cho không - Trẻ lắng nghe cô giao khí đó, để từ đó dùng lực đẩy của không khí nhiệm vụ để đồ vật đó có thể chuyển động được. -> Giao nhiệm vụ: các con hãy cùng suy nghĩ xem mình có ý tưởng làm đồ chơi nào khác nữa thì hãy về nhà, nhờ bố mẹ cùng giúp đỡ chúng mình. Các con hãy nhờ bố mẹ cùng làm bản thiết kế cho đồ chơi của mình nhé
- - Giờ học sau chúng mình hãy mang bản - Thu dọn đồ dùng cùng thiết kế đến lớp và cùng trò chuyện với các cô, chuyển hoạt động bạn về ý tưởng của mình nhé. 3. Kết thúc: - Nhận xét giờ học, chuyển hoạt động