Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá gương. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

docx 4 trang Giáo Dục STEAM 09/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá gương. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_kham_pha_guong_linh_vuc.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá gương. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

  1. GIÁO ÁN STEAM LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ GƯƠNG ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI THỜI GIAN: 30-35 PHÚT I. THÀNH TỐ STEAM S - Khoa học: Gương chính là vật dụng khi đủ ánh sáng thì sẽ phản chiếu lại những sự vật ở trước nó. T - Công nghệ: Trẻ biết sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ , nguyên vật liệu để khám phá tìm hiểu về gương. E - Kỹ thuật: Trẻ biết sử dụng gương để phục vụ các hoạt động trong đời sống hằng ngày. A - Nghệ thuật: Qua hình ảnh phản chiếu vào gương trẻ biết yêu thương và chăm sóc bản thân mình hơn. M - Toán học: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, định hướng trong không gian. II. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của gương. - Đặc điểm về gương: Là vật dụng khi đủ ánh sáng thì sẽ soi được hình ảnh đứng trước nó 2. Kỹ năng - Trẻ biết sử dụng gương đúng mục đích của mình. - Kỹ năng làm việc nhóm . - Kỹ năng quan sát , lắng nghe, phân tích , phán đoán . 3. Thái độ - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động . III. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm - Sân chơi rộng rãi thoáng mát, điều kiện thời tiết hợp lý cho trẻ hoạt động . 2. Đồ dùng 2.1. Đồ dùng của cô - Các loại gương , âm thanh , xịt khói - Trang phục phù thủy, bạch tuyết 2.2. Đồ dùng của trẻ - Bàn, thảm ngồi, bút viết . - Các loại gương. - Đồ dùng trang điểm. - Khu check in
  2. - Bài hát mẹ ơi có biết - Nhạc bài hát Nhà mình rất vui - Tranh hiện hình - Tivi, máy tính - power point công nghệ. IV. TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Gắn kết - Tạo bối cảnh: Mụ phù thủy và gương thần. + Các bạn ơi chuyện gì vừa xảy ra đấy các bạn? + Mụ phù thủy đã nhốt ai rồi? + Phù thủy đã nhốt bạch tuyết vào đâu? + Nhiệm vụ chúng ta phải làm gì? + Muốn giải cứu được bạch tuyết chúng ta phải vượt qua những thử thách mụ phù thủy đề ra; + Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? + Chúng mình đến với thử thách thứ nhất, trước khi đi phù thủ đã để lại cho cô Thúy một chiếc hộp bí ẩn, không biết trong chiếc hộp bí ẩn có gì? + Xuất hiện 3 chiếc hộp bí ẩn Hoạt động 2: Khám phá - Trẻ khám phá chiếc hộp bí ẩn: + Mời 3 lên khám phá chiếc hộp + Trong chiếc hộp có gì? + Mời 3 trẻ phát gương cho các bạn trong tổ mình - Mời trẻ cầm gương và quan sát - Trẻ tự soi, tự chơi, tự đưa ra nhận xét của mình: + Chúng Mình nhìn vào gương xem có hình ảnh gì trong gương? + Các con quan sát xem chiếc gương có đặc điểm gì? + Mời trẻ:khi con cầm chiếc gương trên tay thì con thấy gì? + Trên tay con gương có dạng hình gì? - Cô tương tác và khuyến khích trẻ trả lời. - Nhạc nhà mình rất vui chuyển đội hình 3 hàng ngang. Hoạt động 3: Giải thích chia sẻ - Các con ơi, muốn giải cứu được bạch tuyết thì các con phải vượt qua thử thách đó là các câu hỏi về gương nữa đấy - Chúng ta đã sẵn sàng đến với thử thách thứ 2 chưa nào? - Câu hỏi thứ nhất: + Theo con, gương thường có những hình dạng gì? + Để biết bạn trả lời đúng chưa thì các con nhìn lên màn hình nào
  3. + Tuyên dương trẻ - Và tiếp theo, đến với câu hỏi số 2: + Các con đã từng nhìn thấy gương ở những nơi nào?mời trẻ + Để biết bạn trả lời đúng chưa thì các con nhìn lên màn hình nào + Tuyên dương trẻ - Đến với câu hỏi số 3: Câu hỏi như sau + Mọi người trong gia đình con sử dụng gương để làm gì?(mời cá nhân trẻ) + Để biết bạn trả lời đúng chưa thì các con nhìn lên màn hình nào + Tuyên dương trẻ - Câu hỏi số 4 như sau: + Gương được làm từ chất liệu gì? + Để biết bạn trả lời đúng chưa thì các con nhìn lên màn hình nào + Tuyên dương trẻ - Và câu hỏi cuối cùng câu hỏi như sau: + Khi ở nhà không may gương bị vỡ các con nên làm gì? mời các cá nhân trẻ => Giáo dục trẻ về cách sử dụng gương: Khi sử dụng gương các con phải cẩn thận nhẹ nhàng, nếu không may gương bị vỡ các con gọi người lớn, không dẫm lên các mảnh vỡ và không trực tiếp dùng tay nhặt các mảnh vỡ các con nhớ chưa nào? - Cho trẻ khám phá và gọi tên về một số loại gương khác : + Các con ạ, ngoài gương phẳng ra thì còn có các loại gương lồi thường dùng làm chiếu hậu ô tô, xe máy. Ngoài ra còn có gương lõm thường dùng chế tạo đèn pin , đèn pha của tô, xe máy và dùng để phóng to sự vật hơn đấy. => Cô nêu đặc điểm: Gương chính là vật dụng khi đủ ánh sáng thì sẽ soi được hình ảnh đứng trước nó Hoạt động 4: Cũng cố - Cô chụp ảnh selfie cùng cả lớp - Cho trẻ tự lựa chọn góc hoạt động từ gương. + Bé trang điểm, + Khu check in, hát múa + Tranh hiện hình. - Cô bao quát và thực hiện cùng trẻ. - Cô động viên những trẻ chưa thực hiện được. Hoạt động 5: Đánh giá - Cô nhận xét chung: + Hôm nay các con đã rất xuất sắc vựt qua được các thử thách của mụ phù thủy và đã cứu được nàng Bạch tuyết rồi đấy.
  4. + Bây giờ để chào đón nàng bạch Tuyết trở về các con cùng hát múa nào! (bật nhạc trẻ hát múa) - Trẻ múa hát cùng bạch tuyết. * Kết thúc: Cùng trẻ cất dọn đồ dùng gọn gàng sạch sẽ.