Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay

doc 4 trang Giáo Dục STEAM 27/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_kham_pha_doi_ban_tay.doc

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay

  1. Giáo án STEAM Khám phá đôi bàn tay cho trẻ 5 – 6 tuổi I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: * Giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay giúp trẻ biết đặc điểm cấu tạo của bàn tay: lòng bàn tay, móng tay, * Giáo án khám phá đôi bàn tay 5 - 6 tuổi giúp biết cử động tay và một số chức năng: cầm thìa, nhặt rau, lau nhà, viết, vẽ, múa * Trẻ biết cách chăm sóc đôi bàn tay (luôn giữ tay khô và sạch, cắt móng tay gọn gàng, biết đeo găng tay khi trời lạnh, ). * Cảm nhận được độ nóng, lạnh của đồ vật và nhận biết đồ vật bằng xúc giác. Kỹ năng: - Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên kinh nghiệm và gợi ý của bản thân. - Giáo án khám phá bàn tay bé giúp bé vận động khéo tay: in vân tay, nặn tay bằng thạch cao. - Có thể đưa và nhận bát đĩa bằng cả hai tay. Thái độ: - Vận dụng giáo án STEAM khám phá đôi bàn tay sẽ làm trẻ chú ý lắng nghe cô và các bạn kể. - Biết mạnh dạn, tự tin tham gia phát biểu ý kiến và biết chờ đến lượt mình. - Hợp tác với các bạn khi được phân làm việc nhóm. Chuẩn bị: Chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động khám phá - Thư gửi phụ huynh: Sưu tầm và chụp ảnh hoạt động “Bé sử dụng bàn tay trong cuộc sống hàng ngày”. - Trò chuyện với con về bàn tay. - In dấu tay và cắt dán trên trang bìa. Chuẩn bị buổi khám phá - 03 Con bướm mà bé có thể chơi trò chơi. - Cô và trẻ cắt dán bàn tay vào video thực hành. - 04 Hộp đựng: đồ chơi, đất nặn. Đá cuội, nước uống đóng chai (nóng, lạnh) - Kính lúp, màu in. - Cho bột thạch cao đã pha loãng vào khay. Cách tiến hành: 1. Ổn định tổ chức - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm”.
  2. Phương pháp, hình thức tổ chức Hoạt động 1: Thảo luận về tác dụng của bàn tay - Cô đã dùng bộ phận nào của cơ thể để bắt bướm. - Đôi tay của chúng ta còn giúp được gì cho chúng ta? * Trẻ kể theo hiểu biết và vốn hiểu biết của mình - Ngay khi trẻ đề cập đến một hoạt động, hãy mô phỏng hoạt động đó. * Xem video về những hoạt động của bàn tay: - Chúng ta đã làm rất nhiều hoạt động với đôi tay của mình. Bây giờ, hãy chuyển sang màn hình và xem những gì bàn tay của chúng ta có thể làm cho chúng ta nữa! - Bàn tay nhỏ có thể làm rất nhiều! Cô cùng các con tìm hiểu về bàn tay như thế nào nhé! Hoạt động 2: Khám phá Đặc điểm cấu tạo và chức năng của bàn tay - Mỗi chúng ta thường có bao nhiêu bàn tay? + Tay trái và tay phải * Bàn tay có bao nhiêu ngón? + Cô cho trẻ đếm các ngón * Hãy quan sát kỹ các ngón tay của con nhé! * Con nhìn thấy gì trên các ngón tay của mình không? Thí nghiệm 1: Nắm và mở hai bàn tay. * Tại sao các ngón tay của các con bị gập lại? + Các ngón tay có thể đóng mở bằng khớp ngón tay. * Trên mỗi ngón tay còn có thêm gì nữa không? Thí nghiệm 2: Kiểm tra dấu vân tay của trẻ bằng kính lúp. * Dấu vân tay trên ngón tay của chúng ta như thế nào? + Câu hỏi mở: Con có biết “tại sao vân tay của chúng ta không giống nhau không?” Thí nghiệm 3: In vân tay + Trẻ in dấu vân tay của mình lên từng đầu ngón tay trên tờ giấy của mình. * Đặc điểm của lòng bàn tay?. + Có đường chỉ tay. + Hơi lõm. + Cho trẻ bộc lộ cảm cảm xúc cách xoa hai lòng bàn tay chà sát vào nhau và áp lòng bàn tay lên má. + Cho trẻ lật ngửa bàn tay, quan sát và nhận xét sự khác nhau về màu da giữa mặt trước và mặt sau của bàn tay. + Xương giúp chúng ta có bàn tay chắc chắn, giúp khuân vác đồ vật bằng đôi tay khỏe và khéo léo. Thí nghiệm 4: Cảm nhận nóng và lạnh. * Hãy để trẻ sờ và cảm nhận sự khác biệt giữa chai nước ấm và chai nước lạnh.
  3. Thí nghiệm 5: Nhận biết đồ vật bằng tay. + Nếu không nhìn thấy bên trong hộp làm sao các con biết bên trong có gì?. + Cho trẻ chia thành nhóm và thực hiện hoạt động: Sờ vào đồ vật trong hộp, sau đó tích chọn vào bảng đồ dùng của mỗi nhóm. + Cô cho trẻ kiểm tra kết quả và bổ sung câu hỏi “Làm sao con biết được?”. * Tay của chúng ta thật tuyệt. Nó giúp chúng ta làm được nhiều điều trong cuộc sống. Vậy con có thể làm gì để giữ cho đôi tay của mình khỏe và đẹp? + Giữ tay sạch và khô. + Cắt móng tay. + Đeo găng tay khi thời tiết lạnh hoặc khi làm việc. Hoạt động 3: Làm bàn tay thạch cao * Dạy trẻ đổ bột thạch cao đã hoàn thiện vào khuôn tay sau khi đã in vào từng hộp cát (có nhạc nền trong quá trình thực hiện). Kết thúc: * Cô nhận xét, tuyên dương. * Tiết mục dân vũ “Rửa tay”. GIÁO ÁN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM Tên đề tài: Khám phá đôi bàn tay (5E) 1. Các lĩnh vực hướng tới - Khoa học: Tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, công dụng của đôi bàn tay. - Công nghệ: Có kỹ năng sử dụng các đồ dùng để khám phá đôi bàn tay. - Kĩ thuật: Quy trình khám phá đôi bàn tay. - Toán: Nhận biết số lượng, kích thước để khám phá đôi bàn tay. - Kỹ năng thế kỷ 21: kỹ năng hợp tác thảo luận nhóm 2. Chuẩn bị - Bảng ghi chép khi trẻ khám phá đôi bàn tay - 3 rổ đựng: Bút, thẻ chấm tròn (1-5) bát thìa, bóng - Video các công việc sử dụng đôi bàn tay trong thực tế 3. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ. E1:Thu hút - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Ngón tay nhúc nhích” - Cô và trẻ cùng chơi. - Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? - Con dùng bộ phận cơ thể nào để chơi? - Trẻ trả lời. - Cô đặt câu hỏi: + Con đã biết gì về đôi bàn tay?
  4. (Cô có thể gợi ý: bàn tay có thể làm gì? Con thấy mọi - Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời câu người làm gì bằng đôi bàn tay? ) hỏi của cô. + Chúng mình muốn hỏi gì về đôi bàn tay ? E2: Khám phá - Cô cho trẻ về nhóm lấy một số đồ dùng về nhóm để - Trẻ về nhóm thảo luận. quan sát khám phá thảo luận, ghi bản ghi chép E3: Giải thích - Từng nhóm lên trình bày bằng lời theo ghi chép của trẻ - Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện - Trẻ lắng nghe. - Giáo viên chốt lại: Đôi bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Một bàn tay có 5 ngón tay dài, ngắn khác nhau, trên mỗi ngón có móng tay. Tay dùng để cầm, nắm đồ vật. - Trẻ xem video. E4: Áp dụng cụ thể - Cho trẻ xem video các công việc sử dụng đôi bàn - Trẻ chơi trò chơi. tay trong thực tế. - Cô cho trẻ chơi trò chơi với đôi bàn tay “Oẳn tù tì”. E5: Đánh giá - Trẻ chú ý. - Đánh giá quá trình trẻ hoạt động sự phối hợp của trẻ trong nhóm trong quá trình khám phá. - Đánh giá theo bản ghi chép của trẻ