Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá Bắp ngô

docx 4 trang Giáo Dục STEAM 03/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá Bắp ngô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_la_de_tai_kham_pha_bap_ngo.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá Bắp ngô

  1. Giáo án: Khám phá bắp ngô (Quy trình 5E) GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC THEO QUY TRÌNH 5E Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: Khám phá bắp ngô (Quy trình 5E) Đối tượng: 5 - 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Giáo viên thực hiện: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức * S - Khoa học: - Trẻ biết tên gọi, phân biệt một số loại ngô: ngô tẻ, ngô nếp, ngô ngọt - Trẻ biết đặc điểm cấu tạo, màu sắc: vỏ/bẹ ngô, râu ngô, hạt ngô, lõi ngô, ngô tẻ khô hạt màu vàng đậm, ngô nếp - hạt màu trắng, ngô ngọt - hạt màu vàng nhạt - Biết lợi ích: Biết một số món ăn, đồ uống được chế biến từ ngô có lợi cho cơ thể. * T - Công nghệ: Biết sử dụng máy tính thông minh để chơi trò chơi. * E - Kỹ thuật: Quá trình khám phá, nhận ra đặc điểm cấu tạo của bắp ngô để ghi chép vào bảng lưu kết quả * M - Toán học: Trẻ biết hình dạng của bắp ngô: dài, nhiều hạt nhỏ, râu ngô dài. *A: Biết phối hợp màu sắc hài hoà của các nguyên vật liệu để tạo thành bắp ngô hợp lý, đẹp mắt. 2. Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân biệt, phán đoán, suy luận, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. - Trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá. - Giáo dục trẻ yêu thích các món ăn được chế biến từ ngô. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - 2 máy tính xách tay và màn hình. - Trò chơi cô tạo ra nhờ phần mềm Wordwall (ứng dụng Al). - 2 Máy tính, 2 tivi, loa, slide về bắp ngô - Que chỉ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi nhóm 1 mẹt: 1 bắp ngô, băng dính, ảnh bắp ngô, 1 ảnh bắp ngô - 3 Bàn góc, đất nặn, bảng đen, xốp bong bóng, dạ, màu nước, râu ngô, hạt ngô, vỏ ngô.
  2. - 3 bảng ghi chép kết quả. - 3 túi bắp rang bơ. III. TIẾN TRÌNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ1: E1- Khơi gợi gắn kết (1-2 phút) - Cô giới thiệu khách mời. - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng - Để khởi động cho buổi học ngày hôm nay - Trẻ hát và vận động cùng cô (Có 3 trẻ các con cùng lắng nghe nhạc và vận động mang trên mình bộ đồ cây ngô, bắp ngô cùng cô. và bắp rang bơ xuất hiện) - Các con thấy ba bạn vừa mặc trang phục gì - Trang phục: Cây ngô, bắp ngô, bỏng nhỉ? ngô. - Đúng rồi, bạn nào giỏi nhắc lại giúp cô xem - Khám phá sự phát triển của cây ngô. ở dự án trước lớp mình đã được khám phá gì? - Ở dự án trước lớp mình đã được khám phá - Khám phá bắp ngô ạ. sự phát triển của cây ngô. Vậy hôm nay các con thích khám phá gì? - Cô chốt khái quát khám phá bắp ngô theo ý của trẻ. 2. HĐ2: E2- Khám phá (9-11 phút) * Khám phá bắp ngô - Theo các con chúng mình sẽ khám phá bắp - Từ ngoài vào trong ạ. ngô bằng cách nào? => Chúng mình sẽ khám phá bắp ngô từ ngoài vào trong, các con sẽ lần lượt bóc tách từng lớp vỏ của bắp ngô xem bên trong có gì? - Cho trẻ về nhóm, phân công nhiệm vụ và khám phá bắp ngô. - Trong quá trình trẻ khám phá, cô đặt các câu - Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn. hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích trẻ chia sẻ, khám phá, tìm kiếm, cho trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ và lưu lại kết quả trong quá trình khám phá: + Con đang khám phá điều gì? + Các con làm thế nào để tách được các hạt ngô ra ngoài? + Bắp ngô có những bộ phận nào? + Con thấy bắp ngô có hình dạng như thế nào? - Trẻ về nhóm
  3. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ + Hạt ngô/râu ngô như thế nào? 3. HĐ3. E3- Giải thích (7-9 phút) - Trẻ thực hiện: Trẻ cùng nhau khám phá Chia sẻ kết quả: và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khám phá - Cô mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ kết bắp ngô (túi bóng zíp, băng dính ). quả khám phá bắp ngô của nhóm mình. - Các nhóm còn lại các con có điều gì muốn - Cấu tạo của bắp ngô ạ. hỏi các bạn không? - Tách theo hàng ạ. - Cô cho trẻ nhận xét kết quả: - Có vỏ ngô, râu ngô, hạt và lõi ngô. + Cô nhận xét bảng của từng nhóm. Động - Bắp ngô có dạng dài. viên, khen ngợi trẻ. - Cô khái quát chính xác tên gọi các thành - Bắp ngô có nhiều hạt nhỏ, râu ngô dài phần cấu tạo của bắp ngô, cung cấp thêm kiến - Lưu thông tin vào bảng lưu kết quả: thức về các thành phần của bắp ngô nếu trẻ + Cấu tạo của bắp ngô chưa nêu lên được. + Phát hiện mới. - Cô cho trẻ so sánh các loại ngô: - Trẻ đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến cần + Ba loại ngô chúng mình vừa được khám phá hỗ trợ giải đáp. giống nhau và khác nhau ở điều gì? - Đại diện từng nhóm lên chia sẻ kết quả - Cô hỏi trẻ về tác dụng của bắp ngô: khám phá bắp ngô của nhóm mình. + Bắp ngô dùng để làm gì? - Đặt các câu hỏi, thắc mắc mà trẻ chưa + Các con đã được ăn món ăn gì được làm từ giải đáp được: ngô? + Tại sao râu ngô của nhóm bạn có 2 màu (Cô cho trẻ xem hình ảnh một số món ăn, đồ mà ngô nhóm tớ chỉ có màu nâu? uống, sản phẩm trang trí từ ngô) + Tại sao vỏ ngô của bạn màu xanh còn => Giáo dục trẻ biết ơn bác nông dân, thích của tớ lại màu trắng? ăn, uống các món ăn được chế biến từ ngô. + Tại sao hạt ngô của bạn có màu trắng? 4. HĐ4: E4- Củng cố/ Mở rộng /Áp dụng (8- - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. 10 phút) - Trẻ quan sát và so sánh. Trò chơi củng cố cấu tạo bắp ngô tạo bởi + Giống nhau: đều có vỏ/bẹ ngô, hạt ngô, phần mềm Wordwall (Ứng dụng AI) râu ngô và lõi ngô. * Trò chơi 1: Đội nào nhanh hơn + Khác nhau: tên gọi, và màu sắc của hạt Cô giới thiệu tên trò chơi ngô. - Cách chơi: Cô chia trẻ về 2 đội. Chơi theo luật tiếp sức, lần lượt từng trẻ trong đội bật - Để chế biến món ăn, đồ uống, làm các qua vòng lên lựa chọn hình ảnh liên quan tới sản phẩm trang trí ) thứ tự bắp ngô từ ngoài vào trong tương ứng - Ngô luộc, ngô chiên, ngô xào từ số 1-4.
  4. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Luật chơi: mỗi lượt chơi trẻ chỉ được chọn - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. một số thứ tự tương ứng với hình ảnh bộ phận của bắp ngô từ ngoài vào trong và không chạm vào vòng. - Cho trẻ chơi - Trẻ thực hiện chơi. * Trò chơi 2: Tạo hình bắp ngô - Trẻ chia nhóm thành 3 nhóm thực hiện: Lựa chọn nguyên liệu và thực hiện tạo hình bắp ngô theo ý tưởng - Trẻ về 3 nhóm thực hiện tạo hình bắp Nhóm 1: Tạo hình bắp ngô từ đất nặn, bảng ngô. đen, râu ngô. Nhóm 2: Tạo hình bắp ngô từ xốp bong bóng, dạ, màu nước, râu ngô Nhóm 3: Tạo hình bắp ngô từ giấy, hạt - Khám phá bắp ngô. ngô, vỏ ngô, râu ngô 5. HĐ5. E5- Đánh giá (2-3 phút) - Cô cho trẻ tự đánh giá và nhận xét về hoạt - Các bạn tham gia vui vẻ, hứng thú, tích động hôm nay của mình và của bạn trong cực, đoàn kết, hợp tác nhóm: + Hôm nay con đã được làm gì? + Trong hoạt động khám phá bắp ngô, con - Trẻ lắng nghe cô nhận xét chung. thấy các bạn tham gia như thế nào? - Đánh giá của giáo viên: + Đánh giá trẻ theo các kỹ năng: Tư duy, sáng - Thu dọn đồ dùng gọn gàng. tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. + Đánh giá trẻ theo mục tiêu và kiến thức của - Trẻ nhận bắp bơ từ cô giáo bài học. - Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng gọn gàng và kết thúc hoạt động. - Cô thưởng cho trẻ món ăn bắp rang bơ và gợi ý bài học tiếp theo về quy trình làm bắp rang bơ. - Chuyển hoạt động.