Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật. Đề tài: Làm ổ cho gà đẻ trứng (Phần 2) - Nguyễn Thị Mai Anh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật. Đề tài: Làm ổ cho gà đẻ trứng (Phần 2) - Nguyễn Thị Mai Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_steam_mam_non_lop_la_chu_de_dong_vat_de_tai_lam_o_ch.doc
Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật. Đề tài: Làm ổ cho gà đẻ trứng (Phần 2) - Nguyễn Thị Mai Anh
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢN LĨNH B KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT Đề tài: Làm ổ cho gà đẻ trứng (Phần 2 của dự án: Làm ổ Gà) Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Thời gian: 30-35 phút Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Anh NĂM HỌC 2022 – 2023
- * Tên hoạt động học STEAM: Làm ổ cho gà đẻ trứng Phần 2: Làm ổ cho Gà E: Chế tạo: Tạo ra ổ gà từ các nguyên vật liệu khác nhau. A: Nghệ thuật: Lựa chọn màu sắc của nguyên vật liệu phù hợp để tạo thành ổ cho gà M: Toán: - Đo khoảng cách, chiều rộng của ổ để vừa cho gà mẹ và 3-5 quả trứng gà. I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết ổ gà được con người làm khi gà sinh nở, nơi làm ổ, vật liệu tạo nên và màu sắc có thể ngụy trang, an toàn cho gà. 2. Kỹ năng: - Phối hợp các kĩ năng như xếp, đan, luồn tạo thành ổ Gà - Lựa chọn vật liệu, chất liệu kết dính, gắn nguyên liệu với nhau. - Sử dụng phù hợp, đa dạng vât liệu. 3. Thái độ: - Hứng thú, tích cực hoạt động. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: - Máy tính, Video trang trại Gà + Nhạc Bài hát: ChicKen Dance - Ảnh chụp trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu * Đồ dùng của trẻ: - Rơm, Lá khô, cành cây, bông, lông chim, rơm, lá thông khô - Băng dính, kéo. III. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài: ChicKen Dance + Các con vừa vận động bài hát nói về con vật gì? + Con Gà được nuôi ở đâu? - mời các con cùng đến thăm trang trại Gà của Bác MacTin qua màn ảnh nhỏ nhé! (Cô cho trẻ xem video) 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Trong buổi trước, các bạn đã tạo ra những bản thiết kế ổ gà của riêng mình. Hãy chia sẻ bản thiết kế đó cho mọi người. + Con đã thiết kế như thế nào? + Con lựa chọn nguyên liệu gì để làm ổ? + Các nguyên liệu nối với nhau như thế nào?
- + Để gia đình nhà gà có thể ở được, con đã chú ý đến điều gì? (Kích thước) + Tại sao, con thiết kế ổ gà trong thùng giấy? Hoạt động 3: Trẻ thực hiện E - Chế tạo: - Trẻ lấy nguyên vật liệu theo bản thiết kế của trẻ và về nhóm thực hiện - GV quan sát và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn (Ví dụ: Buộc, đan luồn, xếp, cuộn ) M: Toán: Trong quá trình trẻ chế tạo trẻ có thể lấy những chú gà mô hình, gà tự tạo để có thể tinh toán và làm ổgà cho vừa kích thước và phù hợp qua việc đo, so sánh, thử nghiệm Hoạt động 4: Đánh giá Giáo viên cho trẻ trải nghiệm đặt con gà, trứng gà vào tổ (tối đa là có gà mẹ, ,gà con hoặc trứng gà ) Cho trẻ nói về ổ gà đã làm: + ổ gà của các con có giống với bản vẽ thiết kế không? + Con có muốn thay đổi gì cho ổ gà của mình không? Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì? - Cô tập trung trẻ, cho trẻ bày và giới thiệu ổ gà trẻ đã làm được. + Con làm ổ gà bằng cách nào? + Khi đặt gia đình nhà gà vào trong ổ thì các con thấy thế nào? Đủ chỗ cho các chú gà chưa? + Ổ gà làm bằng chất liệu gì là phù hợp? => Để con gà cảm thấy êm và thoải mái - Những đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên ổ gà cho gia đình nhà gà, những chú gà sẽ thích thú khi đã có những cái ổ ấm áp, thân thiện và dễ thương này. 3. Kết thúc: - Cho trẻ chơi với ổ gà tự tạo cùng với nền nhạc không lời. - Cho trẻ chơi với ổ gà tự tạo cùng với nền nhạc không lời .