Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Dự án: Chế tạo thuyền động cơ dây chun (Phần 2)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Dự án: Chế tạo thuyền động cơ dây chun (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_steam_mam_non_lop_choi_du_an_che_tao_thuyen_dong_co.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Dự án: Chế tạo thuyền động cơ dây chun (Phần 2)
- Dự án: Chế tạo thuyền động cơ dây chun (Phần 2 dự án) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết cấu tạo cơ bản của thuyền: chất liệu vỏ thuyền, động cơ chạy - Trẻ biết dùng lực xoắn của dây chun làm cho cánh quạt quay tạo ra lực đẩy thuyền chạy trên mặt nước => Lên dây cót 2. Kĩ năng: - Trẻ có kỹ năng quan sát, thảo luận và làm việc nhóm. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau (đã qua sử dụng) để tạo thành chiếc thuyền theo sáng tạo và tưởng tượng của trẻ. - Trẻ biết sáng tạo trang trí chiếc thuyền của mình. - Trẻ có kỹ năng buộc chun,dán dính, gắn các nguyên liệu khác nhau để tạo thành chiếc thuyền động cơ di chuyển được. - Trẻ biết sử dụng thuyền động cơ dây chun. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn và làm việc theo nhóm khi thực hiện sản phẩm. - Biết sử dụng và giữ gìn sản phẩm mình tạo ra. 3 lĩnh vực có trong hoạt động Steam: ✓ E (Kĩ thuật): Quá trình trẻ sử dụng nguyên vật liệu để chế tạo ra chiếc thuyền động cơ dây chun. ✓ A (Nghệ thuật): Trang trí chiếc thuyền. ✓ M (Toán): Hình dạng, bộ phận của thuyền, số lượng nguyên vật liệu sử dụng làm thuyền, đo độ dài bằng nhau để làm cánh quạt. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Thuyền làm bằng các nguyên liệu đã qua sử dụng có gắn dây chun và cánh quạt. - Bài hát : Thương quá miền Trung ơi - Nhạc không lời khi trẻ thực hiện. 2. Đồ dùng của trẻ: - Các nguyên vật liệu sẵn có xung quanh lớp để trẻ tạo ra thuyền : Chai nhựa, que đè lưỡi, xốp nhũ, dây chun, đũa tre, thìa sữa chua, băng dính, 3. Môi trường lớp học: - Trang trí môi trường lớp: ngăn nắp, gọn gàng, khoa học và gần gũi với hoạt động hàng ngày của trẻ.
- - Một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên vật liệu ứng dụng STEAM trong các góc chơi. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức Cô cho trẻ xem một đọan video về bão lũ miền trung . - Trẻ xem video Cô và trẻ trò chuyện về nội dung video: Bão đã gây ra cho đồng bào miền trung bị làm sao hả các con? Chúng mình có thể làm những gì để cứu giúp đồng bào anh em đang bị thiên tai.Các ông cha ta có câu: Lá lành đùm lá rách.Một miếng khi đói bằng cả gói khi no. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động 2 của dự án Steam: *Nhăc lại bài học trước Trong buổi học trước, cô và các con đã khám phá và thiết kế bản vẽ thuyền nổi và chạy trên mặt nước như nào rồi. Cả lớp cũng đã đồng ý với dự án làm thuyền lướt sóng. Và bây giờ cô muốn chia sẻ của các con về ý tưởng làm thuyền lướt sóng: + Con dự định làm chiếc thuyền như thế nào? + Con sẽ sử dụng chất liệu gì để làm chiếc thuyền? Những chất liệu nào nổi trên mặt nước? - Trẻ trả lời + Để thuyền nổi và cân bằng được chúng mình phải làm - Trẻ nghe cô giải thích như thế nào? + Con muốn thuyền của mình chạy được thì phải làm như thế nào? + Làm thế nào để chiếc que làm bàn đạp không bị tụt ? Hoạt động 3: Thiết kế A – Tạo hình : - Trẻ quan sát - Những ý tưởng của các con đều rất thú vị. Bây giờ các - Trẻ trả lời con xem cô có gì đây? Đây là chiếc thuyền của cô đã làm. Các con có nhận xét gì không? Chiếc thuyền của cô làm từ chất liệu gì? Nó chạy nhờ cái gì đây? Hoạt động 4: Trẻ thực hiện: E - Chế Tạo - Các con đã hoàn thành bản thiết kế của mình rồi phải không? Hãy tìm bạn trong nhóm, thảo luận để lựa chọn 1 - Trẻ chọn nguyên vật liệu.
- bản thiết kế mà con thấy hợp lí và lựa chọn 1 bản thiết kế - Trẻ chế tạo mà con thấy hợp lí và lựa chọn nguyên vật liệu để làm chiếc ống nghe điện thoại theo ý tưởng của mình nhé. - GV quan sát và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn. (VD: Cách buộc chun, cuộn băng dính, sử dụng đa dạng - Trẻ thuyết trình vật liệu để trang trí cho chiếc thuyền) M – Toán: Trong quá trình trẻ chế tạo trẻ tự đo que, so sánh chiều dài của que tre, que nhựa Hoạt động 5: Đánh giá Giáo viên cho trẻ trải nghiệm với chiếc thuyền của mình và của bạn, phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa các thuyền. (Đội hình vòng tròn) - Trẻ cho thuyền di chuyển - Cô tập trung trẻ, cho trẻ giới thiệu về sản phẩm đã làm được. (Cô cho từng nhóm thả thuyền và nhận xét theo nhóm) + Con làm các thuyền của mình bằng cách nào? + Thuyền của các con có chạy được xa không? Muốn xa thì chúng mình phải làm gì nhỉ? => Cô tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận: Thuyền nổi được do dùng chất liệu nổi trên mặt nước như nhựa, tre, gỗ, xốp. Và chạy được nhờ động cơ dây chun. Muốn thuyền chạy xa thì phải xoắn thật nhiều vòng chun thì thuyền mới chạy xa được các con ạ. 3. Kết thúc: Cho trẻ chơi với thuyền tự tạo