Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Sự phát triển của cây từ hạt

docx 4 trang Giáo Dục STEAM 28/03/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Sự phát triển của cây từ hạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_choi_de_tai_su_phat_trien_cua_cay.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Sự phát triển của cây từ hạt

  1. Giáo án STEAM "Sự phát triển của cây từ hạt" Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi Trẻ biết quá trình phát triển của cây từ hạt: hạt → nảy mầm → cây non → cây trưởng thành (hoa, quả hột, hạt ) Quá trình phát triển của cây từ hạt - Thời gian: 25-30 phút I. Mục đích yêu cầu: I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. * Khoa học: Trẻ biết quá trình phát triển của cây từ hạt: hạt → nảy mầm → cây non → cây trưởng thành (hoa, quả hột, hạt ) * Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá, tạo ra sản phẩm từ gỗ * Kỹ thuật: Trẻ biết thiết kế quy trình các bước làm chậu trồng cây, bình tưới, vợt * Nghệ Thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ, phối hợp màu sắc, trang trí cho các sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp mắt, sinh động. * Toán học: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, đo lường, định hướng không gian. 2. Kỹ năng - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán 3. Thái độ. - Trẻ chủ động tự tin vui vẻ khi tham gia hoạt động II. Chuẩn bị. - Sân chơi rộng rãi thoáng mát và điều kiện thời tiết có gió mát cho trẻ hoạt động. trẻ chơi trên thảm cỏ có bóng râm. - Đồ dùng của trẻ: + Túi nilon, cốc nước, những dải dây/giấy mỏng, lá cờ, thanh gỗ, viên gạch nhựa, lá khô, lá tươi, cánh hoa + Các đồ dùng cho trẻ thực hiện: Giấy màu, giấy trắng, bút dạ, hồ dán, que, ống hút III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. GẮN KẾT Tạo bối cảnh - Cô có rất nhiều các loại hạt trên bàn các bạn biết những - Trẻ chú ý hạt này sẽ thay đổi như thế nào khi chúng ta gieo vào đất không.
  2. 2. KHÁM PHÁ - Để khám phá được về quá trình phát triển của cây từ hạt cô đã chuẩn bị một số chậu cây. Cô mời các con lên - Trẻ thực hiện lấy về bàn để chúng ta cùng khám phá nhé. - Cô đặt các câu hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích trẻ chia sẻ, khám phá, tìm kiếm, cho trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ và ghi chép lại. => Qua ý kiến chia sẻ của các con các con đã nhận biết được là cây phát triển qua các giai đoạn Giai đoạn 1: Làm đất, gieo hạt – Muốn gieo hạt, chúng ta phải làm gì? (phải làm đất) – Làm đất thì phải làm như thế nào? (cuốc ,xới ,đào ) – Cô giải thích: làm đất phải làm cho đất tươi xốp, nào - Trẻ trả lời chúng mình cùng cuốc đất “Nào bạn ơi mau đến đây Chúng ta cùng cuốc đất lên ta trồng cây Rồi mai đây cây sẽ lớn nhanh Góp sức mình dựng xây nước nhà “ - Trẻ chú ý – Làm xong đất cô sẽ làm gì? – Sau khi gieo hạt chúng ta phải làm gì? Cô khái quát: Đây là giai đoạn gieo hạt, hạt mới gieo được 2 ngày nên các con chưa nhìn thấy sự nảy mầm của - Trẻ chú ý hạt. * Giai đoạn 2: Hạt nảy mầm Sau khi gieo song hạt có điều gì lạ xảy ra ? - Trẻ trả lời – Sau khi gieo hạt xuống đất 1 thời gian thì hạt nứt ra giống như 1 cái mầm trắng cắm xuống đất ,sau đó hạt sẽ tách làm đôi và nhú ra mầm màu xanh . – Mầm non cần gì để sinh trưởng và phát triển ? - Trẻ trả lời (cần đất ,nước ,ánh sáng và người chăm sóc) – Nhờ có đất ,nước ,ánh sáng ,có sự chăm sóc của người nên mầm non sẽ phát triển như thế nào ? (thành cây con) Cô khái quát: Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, ánh sáng mặt trời hạt đã nảy mầm. Một chiếc - Trẻ chú ý mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất, một chiếc mầm xanh phát triển thành lá. Đây gọi là giai đoạn hạt nảy mầm. - Trẻ trả lời
  3. * Giai đoạn 3: Cây non – Mầm đã phát triển thành gì ? (cây con) – Các con có nhận xét gì về giai đoạn cây con này ? (có thân, lá) – Các con phải làm gì để cây ra hoa và kết quả ? (chăm sóc ) - Trẻ lắng nghe À Sau khi hạt nảy mầm; nhờ bàn tay chăm sóc của con người mầm cây phát triển thành cây non. Cây non là cây còn nhỏ, có ít lá. Đây là giai đoạn: Cây non. – Từ cây non phát triển thành cây gì ? (trưởng thành ) – Cây trưởng thành đặc điểm như thế nào ? (có hoa, quả) - Trẻ trả lời Cô cho trẻ xem sự phát triển của cây non thành cây trưởng thành trên máy tính * Giai đoạn 4: Cây trưởng thành – Cây ra lá, nhiều hoa là lúc cây đã trưởng thành – Vậy cây đỗ sẽ cho quả gì ? (quả đỗ) - Trẻ trả lời – Nào chúng mình cùng đến xem cây đỗ có bao nhiêu quả nhé (cô cho trẻ đếm số quả đỗ) – Khi cây trưởng thành, lá già sẽ rụng xuống, có bông - Trẻ trả lời hoa không kết quả được cũng bị rụng xuống đất, các con sẽ làm gì ? (nhặt lá bỏ vào thùng rác) – Chúng mình vừa đc tìm hiểu quá trình phát triển của - Trẻ trả lời cây gì ? (Slide). - Các con vừa khám phá về quá trình phát triển của cây từ hạt các nhóm ghi chép lại thông tin những thay đổi - Trẻ trả lời của cây (Trẻ có bảng ghi chép thông tin) 3. GIẢI THÍCH CHIA SẺ - Cô đặt câu hỏi kích thích, gợi ý trẻ chia sẻ những điều - Trẻ trả lời trẻ đã khám phá được. + Con hãy chia sẻ cho cô và các bạn về quá trình phát triển của cây từ hạt mà con vừa được khám phá? - Trẻ quan sát + Con có cảm nhận gì về quá trình phát triển của cây từ hạt? + Nếu không có cây cối Trái đất sẽ như thế nào? (không - Trẻ thực hiện có ôxi) - Để biết xem cây có lợi ích gì, và tác hại như thế nào cô mời các con xem 1 đoạn video về cây nhé
  4. 4. ÁP DỤNG - Trẻ trả lời - Các nhóm vừa được khám phá về quá trình phát triển của cây từ hạt rồi. Các nhóm hãy thảo luận và lên ý tưởng xem nhóm mình sẽ thiết kế sản phẩm gì để trồng cây và chăm sóc, bảo vệ cây nhé - Trẻ trả lời - Cô mời nhóm 1 cô đại diện các bạn trong nhóm xem nhóm con sẽ làm gì? - Các nhóm còn lại hỏi tương tự. + Làm chậu trồng cây - Trẻ trả lời + Làm bình tưới cây + Làm vợt bắt côn trùng - Cô động viên, hỗ trợ những trẻ còn chưa thực hiện được. - Trẻ thực hiện - Các con đang làm gì? - Các con làm như thế nào? - Bước tiếp theo con làm gì? - Các con có gặp khó khăn gì không? - Trẻ trả lời (thử nghiệm) 5. ĐÁNH GIÁ - Tổ chức cho trẻ chia sẻ, thuyết trình về sản phẩm của mình. - Trẻ trả lời + Con hãy chia sẻ cho cô và các bạn về sản phẩm nhóm con làm + Có nhóm nào đặt câu hỏi về sản phẩm của nhóm bạn không? - Trẻ thực hiện + Con có góp ý gì cho sản phẩm của nhóm bạn? - Cô nhận xét chung - Hoạt động hôm nay con thấy có điều gì thú vị? - Con có thấy khó khăn gì trong khi sử dụng các nguyên liệu để khám phá? - Con muốn thay đổi điều gì nếu được thực hiện tiếp? - Nhóm 1, nhóm 2: Chọn nguyên liệu cốc nước, - Nhóm 2,3: Chọn túi ni lông, dải dây - Nhóm 3: Thanh gỗ, lá cây khô