Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá hoa Đậu biếc

docx 2 trang Giáo Dục STEAM 23/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá hoa Đậu biếc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_choi_de_tai_kham_pha_hoa_dau_biec.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá hoa Đậu biếc

  1. HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ HOA ĐẬU BIẾC I. MỤC TIÊU: - Khoa học (S): Trẻ biết khám phá màu sắc của hoa, sự thay đổi màu của hoa đậu biếc, biết công dụng của hoa đậu biếc. - Công nghệ (T): Trẻ biết sử dụng các công cụ đơn giản, vật liệu để thực hiện làm thí nghiệm: ca, ly, muỗng và các nguyên vật liệu: nước lọc, nước ấm, hoa đậu biếc, tắc, đường, - Kỹ thuật (E): Trẻ biết các bước thực hiện thí nghiệm: cầm ca rót nước vào đúng lượng nước có vạch màu xanh, bỏ hoa đậu biếc vào ly, dùng muỗng khuấy đều, kỹ năng vắt tắc, múc đường - Nghệ thuật (A): Đẹp, màu sắc hấp dẫn, hát “Điều kỳ diệu quanh ta”. Giáo dục trẻ biết chăm sóc hoa, biết ý nghĩa công dụng của hoa đậu biếc đối với đời sống. - Toán (M): Trẻ biết đong, đo mực nước, đếm số lượng. II. CHUẨN BỊ: * Đối với cô: - Máy vi tính, bút trình chiếu; - Các file powerpoint về sản phẩm làm từ màu hoa đậu biếc: xôi, rau câu - Các nguyên vật liệu: nước ấm, hoa đậu biếc * Đối với trẻ: - Các nguyên vật liệu: hoa đậu biếc, đường, quả tắc đã cắt đôi. - Các dụng cụ cho mỗi trẻ: mâm, ca chứa nước lọc, ly có dán vạch mức màu xanh, màu đỏ, muỗng. * HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (E1: Khơi gợi, gắn kết) - Hát “Điều kỳ diệu quanh ta” - Cho trẻ xem đoạn video cô và trẻ đi hái hoa đậu biếc. Hỏi trẻ hái hoa gì? Màu sắc của hoa đậu biếc như thế nào? Hoa đậu biếc dùng để làm gì? - Trẻ xem hình ảnh hoa đậu biếc dùng để nấu xôi, làm rau câu. - Cô đưa ra rổ hoa đậu biếc mà cô và trẻ đã hái, gợi ý trẻ cùng nhau khám phá hoa đậu biếc. * HOẠT ĐỘNG 2: Khám phá màu hoa đậu biếc (E2: Khám phá) - Cô giới thiệu các dụng cụ, vật liệu để khám phá hoa đậu biếc và cho trẻ quan sát, tìm hiểu. + Để khám phá điều kỳ diệu của hoa đậu biếc cần có những dụng cụ, nguyên liệu gì? + Cho trẻ đi lấy các dụng cụ cần thiết để khám phá về hoa đậu biếc và đặt trên bàn. Thí nghiệm 1: Khám phá hoa đậu biếc với nước lọc bình thường. - Cô giới thiệu thí nghiệm “Màu của hoa đậu biếc”. Cho trẻ khám phá các bước làm thí nghiệm.
  2. + Bước 1: Lấy ly có vạch màu xanh và dùng ca nước lọc đong vào ly sao cho mực nước đến ngang vạch màu xanh thì dừng lại. + Bước 2: Lấy 3 bông hoa đậu biếc bỏ vào ly nước có vạch màu xanh. + Bước 3: Dùng muỗng khuấy đều nước với hoa đậu biếc. - Trẻ quan sát và nhận xét ly nước vạch màu xanh như thế nào? - Cho trẻ đoán thử nếu thay nước lọc bằng loại nước khác vào hoa đậu biếc thì như thế nào? Hỏi trẻ thay bằng nước gì? Thí nghiệm 2: Khám phá hoa đậu biếc với nước ấm - Cho trẻ nêu lại các bước thực hiện. + Bước 1: Cô giúp trẻ đong nước ấm vào ly có vạch màu đỏ sao cho mực nước đến vạch màu đỏ thì dừng lại. Trong quá trình đong nước cô trò chuyện cùng trẻ: Tại sao cô lại giúp các con đong nước nóng vào ly? + Bước 2, bước 3 cô cho trẻ thực hiện. * HOẠT ĐỘNG 3: Điều kỳ diệu của hoa đậu biếc (E3: Giải thích) - Cho trẻ nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm “Hoa đậu biếc khi cho vào nước lọc bình thường có gì khác so với nước ấm” (Cho trẻ sờ tay vào hai ly nước xem có điều gì khác biệt? (Ly nước có vạch màu đỏ ấm, ly nước có vạch màu xanh bình thường). - Cô giải thích: khi cho hoa đậu biếc vào ly nước ấm, nóng thì hoa sẽ tủa màu nhanh hơn so với ly nước lọc bình thường. - Cô yêu cầu trẻ bưng ly nước có vạch màu xanh đặt lên kệ. E4: Củng cố/mở rộng - Cô yêu cầu trẻ vớt hoa ra khỏi ly nước có vạch màu đỏ và hỏi trẻ có muốn xem điều kỳ diệu gì xảy ra không? (trên bàn còn có gì mà nãy giờ chưa nhắc đến) + Cho trẻ vắt quả tắc vào ly nước màu xanh hoa đậu biếc. + Trẻ quan sát và nói xem điều gì xảy ra khi vắt quả tắc vào ly hoa đậu biếc? - Các con có nhận xét gì về màu của ly nước hoa đậu biếc? Tại sao? - Cô củng cố: Nước hoa đậu biếc và tắc có vị chua khi hòa tan với nhau sẽ tạo ra một màu khác (màu đỏ). * HOẠT ĐỘNG 4: (E5: Đánh giá) - Cho trẻ đánh giá kết quả thí nghiệm. - Cho trẻ múc đường vào nước hoa đậu biếc có tắc và khuấy đều (nhắc trẻ cho đường vào từ từ). - Cho trẻ nếm thử và nhận xét nước hoa đậu biếc khi pha với tắc đường có vị như thế nào? (hỏi trẻ đã để vào bao nhiêu muỗng đường để ly nước có vị vừa uống). Trẻ cùng thưởng thức. - Nhận xét, tuyên dương./.