Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Sự kỳ diệu của những viên sỏi - Vũ Thị Thu Phương

docx 5 trang Giáo Dục STEAM 23/04/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Sự kỳ diệu của những viên sỏi - Vũ Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_steam_mam_non_lop_choi_chu_de_nuoc_va_hien_tuong_tu.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Steam Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Sự kỳ diệu của những viên sỏi - Vũ Thị Thu Phương

  1. GIÁO ÁN Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: Sự kỳ diệu của những viên sỏi Đối tượng: 4 - 5 tuổi Số trẻ: 18 trẻ Thời gian: 25 - 30 phút Ngày dạy: Người soạn, người dạy: Vũ Thị Thu Phương Đơn vị: Trường mầm non Phong Vân I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tính chất đặc trưng của sỏi như: Cứng, trơn hoặc sần sùi, sỏi mát, lạnh, có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Sỏi nặng, chìm trong nước. - Trẻ biết tác dụng của sỏi đối với đời sống của con người: Trộn với xi măng, cát đổ mái nhà, trang trí sân vườn, làm tranh nghệ thuật, lọc sạch nước, trải đường đi, làm dụng cụ âm nhạc 2. Kỹ năng - Trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét đặc điểm, tính chất và tác dụng của sỏi. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng các vốn từ về sỏi. - Phát triển các kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra các sản phẩm từ sỏi. - Trẻ biết phối hợp, chia sẻ, thảo luận với nhau khi tham gia tìm hiểu, khám phá về sỏi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ chơi với sỏi không quăng ném sỏi gây nguy hiểm cho người và đồ vật xung quanh. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn khi chơi. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ - Trang phục áo dài. - Trẻ thoải mái, vui tươi khi vào tiết - Giáo án, máy tính, tivi, loa, que chỉ. học. - 2 con đường trải sỏi. - Trang phục hợp thời tiết. - 1 hộp nhựa đựng nước dán dây đề can đánh dấu - Trẻ ngồi thảm, ngồi theo 3 nhóm. vạch chuẩn - Sỏi đủ để trẻ hoạt động (mỗi trẻ 1 rổ) - 1 hộp quà - Sỏi đã sơn màu các loại, khung tranh, - 3 quả bóng nhựa nhỏ hình rỗng. - Những viên sỏi nhiều màu sắc
  2. - Hình ảnh về tác dụng của sỏi. - 2 bức tranh sỏi. - Nhạc các bài hát: Pôkemon, nắng sớm, nhạc vè, điều kì diệu quanh ta, về miền cổ tích. III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Trẻ lắng nghe - Giới thiệu chương trình “Bé vui khám phá” - Giới thiệu người dự. - Trẻ vỗ tay - Giới thiệu đội chơi. - Chương trình gồm 3 phần: + Phần 1: Bé cùng khám phá. - Trẻ lắng nghe + Phần 2: Bé cùng trải nghiệm + Phần 3: Bé cùng thi tài - Cho trẻ chơi trò chơi “Vui và cảm nhận”. - Trẻ lắng nghe + Cách chơi: Trẻ vừa đi xung quanh lớp và làm theo hiệu lệnh của cô rồi đi bằng chân trần - Trẻ chơi vào đường sỏi và cảm nhận khi đi trên sỏi. + Cô và trẻ cùng chơi. - Trẻ trả lời - Đàm thoại với trẻ về sự cảm nhận sau khi chơi trò chơi: - Trẻ trả lời + Vừa rồi chúng mình cùng chơi trò chơi gì? + Khi đi trên sỏi con cảm thấy thế nào? - Trẻ lắng nghe => Cô khái quát và giáo dục trẻ: À đúng rồi! Các con ạ, khi đi chân trần trên sỏi thì mình sẽ thấy đau chân. Nên khi đi tới những nơi có sỏi thì - Trẻ lắng nghe chúng mình phải đi dép và chú ý khi đi trên đường sỏi. - Các con ạ! Xung quanh ta có rất nhiều điều kì - Trẻ lắng nghe diệu mà chúng ta chưa hề biết và muốn biết thì các con phải khám và tìm tòi. Hôm nay, cô và các con sẽ khám phá về những điều kỳ diệu của những - Trẻ thực hiện viên sỏi nhé. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: - Trẻ trả lời Hoạt động 1: Sự kỳ diệu của những viên sỏi - Trẻ thực hiện
  3. - Chào mừng các bé đến với phần thi thứ nhất - Trẻ trả lời mang tên “ Bé cùng khám phá” - Đến với phần thi này ban tổ chức tặng cho mỗi - Trẻ thực hiện bạn 1 rổ đồ dùng. - Cho trẻ lên lấy rổ có đựng sỏi và về chỗ. - Trẻ trả lời - Hỏi trẻ trong rổ có gì? - Cho trẻ sờ viên sỏi và hỏi trẻ: - Trẻ trả lời - Con có cảm nhận gì về viên sỏi? - Những viên sỏi này đã được cô vệ sinh rất sạch - Trẻ thực hiện sẽ rồi, bây giờ các con hãy áp vào má và cảm nhận. - Trẻ trả lời - Khi áp sỏi lên má con cảm nhận như thế nào? - Đố chúng mình biết sỏi có lăn được không? - Trẻ trả lời - Vậy chúng mình cùng lăn viên sỏi nào. + Sỏi cứng hay mềm? - Trẻ trả lời + Các con quan sát trong rổ xem mình có mấy viên sỏi? + Các con thử đoán xem khi cô gõ 2 viên sỏi này - Trẻ trả lời vào nhau thì điều gì sẽ sảy ra? + Vậy chúng mình cùng gõ 2 viên sỏi của mình - Trẻ lắng nghe vào nhau xem có tiếng kêu gì? => Kết luận: Các con ạ, Sỏi rất là cứng, mỗi viên sỏi lại có màu sắc, hình dạng, kích thước và đặc - Trẻ lắng nghe điểm khác nhau. Khi sờ vào viên sỏi nhẵn thì viên sỏi rất mịn, còn khi sờ vào những viên sỏi sần thì chúng ta cảm nhận thấy dáp dáp và đau tay. Khi - Trẻ lắng nghe áp những viên sỏi vào da của chúng mình thì sẽ thấy mát lạnh, và khi gõ 2 viên vào nhau phát ra tiếng kêu rất thú vị. - Trẻ cảm nhận tiếng kêu của sỏi bằng cách gõ - Trẻ trả lời đệm theo nhịp bài hát “Nắng sớm” Hoạt động 2: Bé làm thí nghiệm. - Trẻ mở hộp quà - Vừa rồi cả 3 đội chơi đã hoàn thành xuất sắc phần thi thứ nhất. Ban tổ chức tặng 3 đội 1 món - Trẻ nêu ý tưởng quà và để biết đó là món quà gì mời các bạn đến - Trẻ quan sát với phần thi thứ 2 mang tên “ Bé cùng trải nghiệm” - Trẻ quan sát
  4. - Cô đưa khay đựng nước và hộp quà rồi hỏi trẻ cô có gì đây? Cho trẻ quan sát dây dán đánh dấu mực - Trẻ quan sát nước - Cho trẻ lên mở hộp quà và lấy quà. - Cho trẻ nêu ý tưởng chơi trò chơi với bóng. - Trẻ trả lời - Cô cho trẻ chơi trò chơi thả bóng vào khay đựng nước và cho trẻ quan sát điều gì sẽ xảy ra. - Chúng mình cùng nhìn xem điều gì xảy ra khi - Trẻ trả lời thả bóng vào nước? - Cô ấn quả bóng xem có chìm hay không? - Vì sao bóng lại không chìm? - Trẻ trả lời - Cô thả những viên sỏi nhiều màu ( hỏi trẻ 1 số màu sắc của viên sỏi) - Đàm thoại với trẻ xem điều gì đã xảy ra? - Trẻ quan sát - Cho trẻ quan sát xem mực nước có thay đổi không? => À đúng rồi viên sỏi chìm xuống vì sỏi nặng còn - Trẻ lắng nghe và quan sát mực nước chưa có sự thay đổi nhiều vì số sỏi trong khay còn ít. - Cô cho trẻ lên thả viên sỏi của trẻ vào nước. Cho - Trẻ thực hiện và trả lời trẻ nhận xét xem điều gì xảy ra? Và mực nước như thế nào? => Các con ạ, sỏi nặng hơn nước nên khi cho sỏi - Trẻ lắng nghe vào nước sỏi sẽ chìm xuống dưới đáy khay nước. Khi thả nhiều viên sỏi thì mực nước trong khay sẽ dâng cao hơn. * Mở rộng: Tác dụng của sỏi: - Trẻ trả lời + Các con có biết mọi người sử dụng sỏi để làm gì không? - Cho trẻ kể về một số tác dụng của những viên sỏi - Trẻ lắng nghe - Cô khái quát lại: Trong cuộc sống hàng ngày sỏi được sử dụng để lọc sạch nước; Trộn với xi măng, cát để xây nhà; Xếp lên chậu cây cảnh để giữ ẩm cho đất; Trang trí khung tranh, ảnh và còn làm con đường sỏi nữa đấy. - Trẻ quan sát
  5. - Với những viên sỏi này cô đã tạo ra những bức tranh rất đẹp. (Cô cho trẻ xem tranh sỏi). - Trẻ lắng nghe Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Ngay sau đây mời các bé đến với phần thi thứ 3 mang tên “Bé cùng thi tài” trong phần thi này ban - Trẻ chơi tổ chức đã chuẩn bị rất nhiều trò chơi để 3 đội cùng nhau thi tài. - Trò chơi 1: Chơi gắp cua bỏ giỏ. - Trẻ lắng nghe + Cô giới thiệu tên trò chơi + Cô cho trẻ chơi - Trò chơi 2: Ghép tranh từ sỏi. - Trẻ chơi + Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. + Cô cho trẻ chơi, cô quan sát động viên trẻ + Nhận xét kết quả chơi của trẻ - Trẻ đọc vè 3. Kết thúc (1 phút) Cô nhận xét tuyên dương trẻ Cho trẻ đọc vè về sỏi và đi ra ngoài.